12 C
Vietnam
Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

Cách chữa mất ngủ bằng gừng hiệu quả tại nhà dành cho bạn

Chữa mất ngủ bằng gừng là một trong những cách chữa mất ngủ tại nhà được nhiều người áp dụng. Vậy cách chữa mất ngủ bằng gừng như thế nào và có hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây để có cho mình thêm những kinh nghiệm, cách chữa mất ngủ hiệu quả.

1. Tác dụng của gừng với sức khỏe

Củ gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn mà gừng còn được xem như một loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm và quy vào 3 kinh: Phế, Tỳ và Vị có tác dụng tán hàn ôn trung, phát biểu, hành thủy, tiêu đàm, giải độc. Khi đi vào cơ thể sẽ tạo cảm giác cân bằng, thoải mái nên giúp dễ ngủ hơn.

Trong nhiều các thang thuốc Đông y, dù là bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dặn người bệnh cho thêm từ 3 – 5 lát gừng vào mỗi thang thuốc mỗi khi sắc uống.

Còn theo phân tích của Y học hiện đại thì gừng có chứa tinh dầu 2 – 3%, chất nhựa 5% và chất béo 3%, tinh bột, cùng các chất cay như gingerol và shogaol. Gừng được cho là mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt gừng được xem là một trong các loại thuốc trị mất ngủ bằng thảo dược vô cùng tốt.

Tác dụng của gừng với sức khỏe
Tác dụng của gừng với sức khỏe

2. Top 3 cách chữa mất ngủ bằng gừng hiệu quả

Nếu đang muốn tìm những cách chữa trị mất ngủ bằng gừng thì có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:

2.1 Cách chữa mất ngủ bằng bài thuốc từ gừng với đường phèn và nước

Chữa mất ngủ bằng bài thuốc từ gừng kết hợp với đường phèn và nước là một trong những cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản mang lại hiệu quả tốt được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

Nguyên liệu: 1/2 củ gừng tươi, 1 ít đường phèn và 500ml nước

Thực hiện: Gừng đem rửa sạch và thái lát mỏng rồi cho vào nồi đun cùng 500ml nước. Khi nước sôi thì cho thêm đường phèn vào và khuấy đều, rồi vặn nhỏ lửa và đun thêm 5 phút nữa là được.

Nước gừng thu được chia làm hai lần và uống vào buổi trưa và buổi chiều. Khi thấy nước nguội thì có thể đun lại cho ấm rồi uống sẽ tốt hơn.

2.2 Cách chữa mất ngủ bằng gừng với muối và nước

Ngoài việc dùng gừng đun nước uống, bạn cũng có thể chế biến gừng thành bài thuốc chữa mất ngủ dưới dạng nước ngâm chân vào buổi tối.

Cách thực hiện:

Nguyên liệu: 1/2 củ gừng tươi, 1 thìa muối, 500ml nước ấm

Cách làm: Gừng rửa sạch và giã nát cho vào chậu rồi hòa với nước ấm và cho thêm muối vào khuấy đều. Sau đó dùng nước này ngâm chân khoảng 20 phút sẽ giúp bạn vừa được thư giãn, vừa lưu thông khí huyết và giúp ngủ ngon giấc hơn.

Cách chữa mất ngủ bằng gừng với muối và nước
Cách chữa mất ngủ bằng gừng với muối và nước

2.3 Bài thuốc gừng mật ong chữa mất ngủ

Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ chữa mất ngủ cực tốt. Vì thế, kết hợp gừng với mật ong thêm một ít chanh nữa sẽ cho bạn một công thức chữa mất ngủ khá tốt.

Cách thực hiện:

Nguyên liệu: 4 – 6 lát gừng tươi, 1 thìa mật ong, 1/2 quả chanh và 500ml nước

Cách làm: Đun sôi 500ml nước rồi thả các lát gừng đã chuẩn bị trước đó vào nồi, vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Rót nước gừng vào cốc và đợi cho nước nguội bớt thì cho thêm mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều.

Uống trà này hai lần vào buổi chiều hoặc uống 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn, không bị mất ngủ “hành hạ” nữa.

3. Vậy cách chữa mất ngủ bằng gừng có hiệu quả không?

Trên đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ bằng gừng tại nhà mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng.

Các bài thuốc chữa mất ngủ bằng gừng có ưu điểm là dễ thực hiện, các nguyên liệu kết hợp cùng dễ tìm kiếm, giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó, các bài thuốc chữa mất ngủ bằng gừng lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ, cho hiệu quả khá tốt…

Tuy nhiên, hiệu quả của cách chữa mất ngủ bằng gừng còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng cụ thể của từng người, có người áp dụng hiệu quả nhưng có người thì hiệu quả không đáng kể. Bên cạnh đó, các bài thuốc chữa mất ngủ bằng gừng nói riêng và bài thuốc trị mất ngủ bằng thảo dược nói chung cho hiệu quả chậm nên đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện, áp dụng bài thuốc trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Ngoài ra, mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và tình trạng mất ngủ ở mỗi người là khác nhau. Vì thế, đối với những trường hợp mất ngủ ở mức độ nghiêm trọng hoặc do bệnh lý thì cách chữa bằng gừng có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi mà cần phải điều trị chuyên môn.

Vì thế, để có cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất thì cách tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn.

bài thuốc chữa mất ng
bài thuốc chữa mất ng

4. Lưu ý khi dùng gừng chữa mất ngủ

Khi áp dụng chữa mất ngủ bằng các bài thuốc từ gừng để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vỏ gừng có khá nhiều công dụng cho sức khỏe, vì thế khi sử dụng gừng chữa mất ngủ bạn chỉ cần rửa sạch mà không nên bỏ vỏ đi.
  • Người đang có thân nhiệt bị sốt hoặc đang bị say nắng không nên sử dụng gừng.
  • Bạn cũng không sử dụng những củ gừng đã bị dập nát, hư hỏng vì sẽ tự sinh ra độc tố gây ảnh hưởng đến gan, lâu ngày có thể dẫn tới ung thư gan.
  • Gừng có tính nóng, vì thế không nên lạm dụng quá nhiều, đặc biệt là không nên uống nước gừng quá đặc liên tục trong nhiều tháng, rất hại cho dạ dày và gan.
  • Những người bị mất ngủ có bệnh liên quan đến gan, phổi, dạ dày, tiểu đường, cao huyết áp, mụn nhọt thì không nên sử dụng cách chữa mất ngủ bằng gừng.
  • Bên cạnh áp dụng bài thuốc chữa mất ngủ từ gừng bạn cũng cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, biết cách cân bằng tâm lý, giữ cho tâm trạng được thoải mái, tránh dùng các chất kích thích… để giúp cải thiện chứng mất ngủ tốt hơn.

Trên đây là tổng hợp một số cách chữa mất ngủ bằng gừng được nhiều người áp dụng hiện nay. Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, không nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị mất ngủ. Vì vậy, để chữa mất ngủ một cách hiệu quả nhất thì bạn hãy thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Bài viết gần đây