18 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng mười hai 8, 2024

Top 3 loại thuốc nhỏ mắt tốt nhất trị mụt lẹo hiện nay

Mụt lẹo (lẹo mắt) gây ra những cảm giác khó chịu và bạn có thể mắc phải ngay cả khi bạn chăm sóc mắt kỹ lưỡng. Hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thật kĩ vấn đề này nhé!

Mụt lẹo là gì?

Lẹo mắt là một cục đỏ ở rìa ngoài của mí mắt, nó chứa đầy mủ và các tế bào viêm được tạo ra khi một tuyến hoặc nang bị nhiễm trùng. Khi chạm vào có cảm giác mềm và rất đau.

Mụt lẹo có thể ở bên ngoài hoặc bên trong mí mắt. Mụt lẹo bên ngoài phổ biến hơn nhiều so với bên trong, đa số nó xuất phát từ nang lông mi đôi khi nó do tuyến bã nhờn. Mụt lẹo bên trong bắt nguồn từ tuyến dầu trong mô mí mắt, nó có xu hướng đau hơn các mụt lẹo bên ngoài.

Mụt lẹo là gì?
Mụt lẹo là gì?

Triệu chứng bệnh mụt lẹo ở mắt là gì?

Khối u trên mí mắt và sưng mí mắt là hai dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh lẹo mắt.

Mặc dù đây không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng mộng thịt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, bao gồm:

  • Đau đớn.
  • Đỏ mắt.
  • Sưng mí mắt.
  • Mí mắt chảy xệ.
  • Tiết dịch ở mắt.
  • Cảm giác bỏng rát.

Nguyên nhân

Theo thống kê thì vi khuẩn tụ cầu Staphyloccocus là nguyên nhân chính gây ra 90 đến 95% mụt lẹo ở mắt, ngoài ra cũng có thể là do một số vi khuẩn khác.

Chạm và dụi mắt là cách phổ biến nhất để vi khuẩn được di chuyển tới mắt, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mắt bao gồm:

  • Ngứa mắt do sốt hoặc dị ứng.
  • Viêm mí mắt.
  • Dùng mascara hoặc kem lót mắt bị hư.
  • Để lớp trang điểm qua đêm.
  • Bệnh mụn trứng cá và viêm da tiết bã.
  • Sử dụng kính áp tròng không đúng cách.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụt lẹo.
Triệu chứng bệnh mụt lẹo ở mắt là gì?
Triệu chứng bệnh mụt lẹo ở mắt là gì?

Cách điều trị

Hầu hết mụt lẹo ở mắt có thể tự biến mất sau vài ngày. Việc vệ sinh sạch sẽ đưa mủ ra ngoài giúp đẩy nhanh tiến độ loại bỏ mụt lẹo, sau đây là các bước thực hiện:

  • Sau khi rửa tay, ngâm khăn sạch vào nước ấm và đắp lên vết lẹo, thực hiện mỗi ngày trong vòng 5 – 10 phút.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp khu vực mụt lẹo bằng ngón tay sạch để giúp cho tuyến bị tắc mở ra và thoát ra ngoài.
  • Giữ mặt và mắt sạch sẽ, loại bỏ mọi lớp vảy xung quanh mắt.
  • Không trang điểm và sử dụng kính áp tròng khi bị lẹo mắt.
  • Tuyệt đối không được tự nặn mụt lẹo vì như vậy làm tình trạng bệnh nặng hơn vì nhiễm trùng lây lan ra các khu vực khác.

Bạn cần gặp ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt nếu:

  • Mụt lẹo không thuyên giảm sau vài ngày hoặc tình trạng ngày càng nặng
  • Mí mắt, mắt bị đau rất nhiều
  • Bạn không thể nhìn rõ
  • Mí mắt bị sưng nặng, chuyển sang đỏ và không mở lên được.

Các thuốc nhỏ mắt điều trị mụt lẹo

Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt kháng sinh chuyên trị mụt lẹo và thuốc chống viêm steroid để giảm viêm sưng. Sau đây là một số trị mụt lẹo.

1. Tobrex

Tobrex là thuốc nhỏ mắt có thành phần hoạt chất chính là kháng sinh tobramycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm. Hiện nay, thuốc này có giá dao động khoảng 40.000 VNĐ.

Tobramycin là một loại kháng sinh aminoglycosid có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng chống lại các vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra bệnh ở mắt như mụt lẹo, viêm kết mạc, viêm giác mạc, đau mắt hột…

Thuốc nhỏ mắt Tobrex 5ml

Theo các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tobramycin an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em. Tobrex còn là loại thuốc nhỏ mà nhiều người bị ngứa mắt tin dùng.

Liều lượng

Dùng theo chỉ định của bác sĩ

Đối với bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình: nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị bệnh 4 giờ/ lần.

Đối với nhiễm khuẩn mức độ nặng: nhỏ 2 giọt vào mắt mỗi giờ cho đến khi bệnh cải thiện, sau đó nên giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp: khó chịu ở mắt, xung huyết mắt

Tác dụng phụ hiếm gặp: quá mẫn, đau đầu viêm giác mạc, giảm thị lực nhìn mờ, đau mắt, khô mắt, ghèn mắt, mày đay, viêm da, khô da…

2. Cravit 5 ml

Cravit là thuốc nhỏ mắt có thành phần hoạt chất chính là kháng sinh levofloxacin được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra các bệnh viêm bờ mi, viêm túi lệ, mụt lẹo, viêm kết mạc viêm sụn mi, viêm giác mạc và dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau khi phẫu thuật mắt.

Các thuốc nhỏ mắt điều trị mụt lẹo
Các thuốc nhỏ mắt điều trị mụt lẹo

Levofloxacin là một loại kháng sinh thuộc nhóm fluoquinon có phổ rộng chống lại các vi khuẩn gram dương và gram âm gây nhiễm khuẩn mắt.

Liều lượng

Người lớn thông thường: mỗi lần 1 giọt, ngày 3 lần. Liều lượng được điều chỉnh theo triệu chứng của bệnh nhân.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ hiếm gặp: mày đay, ngứa da, kích ứng ở mắt, loạn vị giác (có vị đắng…)

Một số tác dụng phụ khác:

  • Viêm bờ mi
  • Rối loạn giác mạc lan tỏa, viêm kết mạc…

3. Rohto Antibacterial

Rohto antibacterial là thuốc nhỏ mắt được chỉ định điều trị lẹo mắt, viêm kết mạc, viêm mi mắt và ngứa mắt. Giá thành của thuốc nằm trong khoảng 54.000 VNĐ

Thuốc này là thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn duy nhất phối hợp với kháng viêm và kháng histamin, các thành phần chính bao gồm natri sulfamethoxazol, epsilon-aminocaproic acid, dikaliglycyrhizinat, chlorpheniramin maleat.

Liều lượng

Liều lượng khuyến cáo sử dụng: nhỏ 2 – 3 giọt/lần, ngày 5 – 6 lần/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Chống chỉ định đối với người mẫn cảm với Sulfamide.

Không để mí mắt hay lông mi chạm và miệng lọ để tránh nhiễm trùng hoặc làm đục dung dịch do các chất tiết hoặc mầm vi sinh vật.

Các cách phòng ngừa lẹo mắt

Có một số cách đơn giản để bảo vệ đôi mắt của bạn giảm nguy cơ lẹo mắt:

  • Tránh chạm hoặc dụi mắt.
  • Dùng thuốc để giảm ngứa do dị ứng.
  • Điều trị viêm bờ mi, bệnh mụn trứng cá và viêm da tiết bã.
  • Giữ sạch và khử trùng các điểm tiếp xúc.
  • Rửa tay trước khi chạm vào các điểm tiếp xúc.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất khử trùng.

Một số biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi bạn đang bị lẹo mắt

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh dùng mascara hoặc kẻ mắt.
  • Không đeo kính áp tròng.

Bệnh lẹo mắt là một cục đỏ ở rìa ngoài của mí mắt, nó chứa đầy mủ và các tế bào viêm được tạo ra khi một tuyến hoặc nang bị nhiễm trùng. Một số thuốc được dùng để trị lẹo mắt bao gồm: thuốc nhỏ mắt Tobrex, thuốc nhỏ mắt Cravit, thuốc nhỏ mắt Rohto Antibacterial… Nếu trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn.

Bài viết gần đây